17/05/2023 A- A A+ | KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2022-2023 KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2022-2023.doc Xem Chia s? UBND HUYỆN MỸ ĐỨC TRƯỜNG MẦM NON TUY LAI B CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 58 /KH-MNTLB Tuy Lai, ngày 14 tháng 04 năm 2023 KẾ HOẠCH Công tác sáng kiến kinh nghiệm năm học 2022 - 2023 Căn cứ vào công văn số 143/PGD&ĐT-GDMN ngày 20 tháng 03 năm 2023 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Mỹ Đức về việc hướng dẫn công tác nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm năm học 2022 - 2023; Căn cứ nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022-2023 của nhà trường. Trường Mầm Non Tuy Lai B xây dựng kế hoạch và hướng dẫn cán bộ, giáo viên, nhân viên trong toàn trường thực hiện nhiệm vụ công tác SKKN năm học 2022-2023 như sau: A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU I. Mục đích Nâng cao khả năng tự nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm, ứng dụng tiến bộ khoa học để giải quyết những mâu thuẫn, những khó khăn vướng mắc có tính chất thời sự trong công tác giảng dạy, giáo dục học sinh của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong hoạt động quản lý và giáo dục; trao đổi những giải pháp sáng tạo, những cách thức hay, những ý tưởng mới, những con đường chiếm lĩnh tri thức và những kinh nghiệm với đồng nghiệp góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng giáo dục và thực hiện các mục tiêu đổi mới của ngành. II. Yêu cầu Toàn thể cán bộ, giáo viên trong nhà trường thực hiện đầy đủ các nội dung công tác NCKH, SKKN; tập trung nâng cao chất lượng, tăng cường phổ biến, áp dụng các đề tài NCKH, SKKN hữu ích vào thực tiễn; tạo mọi điều kiện thuận lợi để công tác NCKH, SKKN thực sự có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ. - Nội dung nghiên cứu của đề tài NCKH, SKKN phải xuất phát từ thực tiễn, phù hợp với chủ trương và yêu cầu đổi mới của ngành GDĐT trong giai đoạn hiện nay; chú trọng giải quyết những vấn đề thực tiễn tại nhà trường. B. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG TRỌNG TÂM 1. Định hướng nội dung - Các biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học; đổi mới công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh; các hoạt động tiếp cận năng lực người học; ứng dụng mô hình trường học mới, phương pháp dạy - học mới; - Công tác quản lý, chỉ đạo, triển khai các hoạt động trong nhà trường; cách thức quản lý các hoạt động tập thể trong và ngoài giờ lên lớp; - Ứng dụng thành tựu khoa học tiên tiến, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý và giảng dạy; - Hoạt động tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên ở đơn vị; - Công tác quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí; hoạt động xã hội hoá giáo dục trong các đơn vị trường học; - Công tác chủ nhiệm lớp và các hoạt động đoàn thể, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. 2. Quy trình đánh giá 2.1. Cá nhân: - Có Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến (theo mẫu 1); - Trình bầy Báo cáo các giải pháp trong SKKN cùng các minh chứng chứng minh tính hiệu quả, tính thực tiễn trước Hội đồng cơ sở. 2.2. Hội đồng Khoa học cấp trường (cơ sở): - Hội đồng khoa học cấp cơ sở tổ chức đánh giá, thẩm định, xếp loại SKKN. Biên bản xét duyệt (theo mẫu M2). - Nộp hồ sơ SKKN, báo cáo về Phòng GD&ĐT theo thời gian quy định. 3. Một số quy định chung - Về hình thức: Sáng kiến gồm nội dung và các minh chứng kèm theo (biểu chấm mẫu M2); SKKN được đánh máy bằng MS Word, khổ giấy A4, Font Unicode, kiểu chữ Times New Roman cỡ 14, dãn dòng 1.2 – 1.5 lines, lề trái 3 - 3.5 cm, lề phải 2 cm, lề trên 2 cm, lề dưới 2 cm; đánh số trang bên trên, căn giữa. - SKKN được đóng quyển có bìa (theo mẫu M3); Ghi tên tác giả, chức vụ, tên đơn vị công tác, tên huyện trên trang bìa; Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến của cá nhân để trên cùng; Biên bản của Hội đồng cấp trường để ở trang kế tiếp, nội dung sáng kiến và các minh chứng kèm theo. - Các minh chứng gồm: Phiếu điều tra thực trạng trước khi thực hiện giải pháp sáng kiến; Phiếu điều tra thực trạng sau khi thực hiện giải pháp sáng kiến, hình ảnh tổ chức các hoạt động… Lưu ý: - Không chấm và công nhận những SKKN của 2 tác giả trở lên. - Kết quả SKKN ở năm học nào sẽ được tính cho năm học đó (không bảo lưu cho năm học kế tiếp). - Các trường chỉ nộp SKKN tiêu biểu đạt loại A về Phòng GD&ĐT. Phòng GD&ĐT sẽ đánh giá lĩnh vực SKKN (xếp thứ tự tiêu chí theo điểm trung bình các SKKN và chất lượng xếp loại SKKN của đơn vị đã nộp). 4. Biểu điểm đánh giá xếp loại một SKKN (thang điểm là 20). Trong đó: * Điểm hình thức (2 điểm): + Trình bày đúng quy định: văn bản SKKN được in font unicode, cỡ chữ, dãn dòng, đóng quyển…(1 điểm.) + Kết cấu hợp lý: Gồm 3 phần chính (đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, kết luận và khuyến nghị) (1 điểm) * Điểm nội dung (18 điểm): + Đặt vấn đề (2 điểm): lý do chọn vấn đề mang tính cấp thiết; thời gian, đối tượng, phạm vi nghiên cứu. + Giải quyết vấn đề (14 điểm): Nêu tên SKKN, tên các giải pháp phù hợp với nội hàm (1 điểm). Nêu rõ cách làm cũ, phân tích nhược điểm. Có số liệu khảo sát trước khi thực hiện biện pháp (3 điểm). Cách làm mới thể hiện tính sáng tạo, hiệu quả. Có ví dụ và minh chứng tường minh cho hiệu quả của các giải pháp mới (7 điểm). Có tính mới, phù hợp với thực tiễn của đơn vị và đối tượng nghiên cứu áp dụng (1 điểm). Có tính ứng dụng, có thể áp dụng ở nhiều đơn vị (1 điểm). Nội dung đảm bảo khoa học, chính xác (1 điểm). + Kết luận và khuyến nghị (2 điểm): Có bảng so sánh đối chiếu số liệu trước và sau khi thực hiện các giải pháp (1 điểm). Khẳng định được tính hiệu quả mà SKKN mang lại (0.5 điểm). Khuyến nghị và đề xuất với các cấp quản lý về vấn đề có liên quan đến áp dụng và phổ biến SKKN (0.5 điểm). * Xếp loại SKKN: + Loại A: Từ 17 điểm đến 20 điểm + Loại B: Từ 14 điểm đến dưới 17 điểm + Loại C: Từ 10 điểm đến dưới 14 điểm + Không xếp loại: Dưới 10 điểm. 5. Thời gian thu, tổ chức chấm xét duyệt và nộp hồ sơ nộp SKKN - Thời gian thu SKKN: 25/04/2023 - Hội đồng khoa học cấp trường tổ chức chấm, xét duyệt SKKN giáo dục tiên tiến xong trước ngày 05/05/2023. - Thời gian nộp SKKN: Nộp SKKN xếp loại A cấp trường về Phòng Giáo dục và Đào tạo trước ngày 12/5/2023 6. Tổ chức phổ biến, ứng dụng, lưu trữ kết quả SKKN 6.1. Phổ biến và ứng dụng - Trong năm học 2022-2023, nhà trường tiếp tục quan tâm đẩy mạnh việc xây dựng kế hoạch và triển khai công tác SKKN; tổ chức phổ biến ứng dụng kết quả SKKN vào thực tiễn và hoạt động của nhà trường, đồng thời đánh giá hoạt động phổ biến SKKN là một trong những hoạt động trọng tâm trong năm học này và yêu cầu cán bộ, giáo viên trong trường báo cáo kết quả cụ thể vào cuối năm học nhà trường xây dựng kế hoạch để áp dụng phối hợp dưới hình thức phổ biến ứng dụng sau: - Phổ biến phải thể hiện rõ tính mục đích, hiệu quả, cấp thiết của SKKN phù hợp với thời gian, đối tượng phạm vi ứng dụng, nêu rõ hiệu quả của các giải pháp. - Nội dung trình bày phải rõ cách làm hay ý tưởng mới của từng giải pháp mà SKKN đã nêu, đồng thời cần thông qua nhiều ví dụ minh họa tường minh cho mỗi giải pháp. - Ứng dụng phải kịp thời vào các hoạt động giáo dục của nhà trường, phù hợp với thời gian quy định của Bộ GD&ĐT để nâng cao hiệu quả của việc ứng dụng. 6.2. Lưu trữ hồ sơ - Lưu trữ đầy đủ các hồ sơ liên quan đến SKKN như: Kế hoạch thực hiện công tác SKKN năm học, danh sách đăng ký SKKN của cá nhân, quyết định thành lập Hội đồng chấm SKKN, phiếu chấm của giám khảo, các bản SKKN, minh chứng về phổ biến ứng dụng SKKN, phiếu khảo sát chất lượng đối tượng nghiên cứu trước và sau khi thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả của SKKN. Biên bản thẩm định tính hiệu quả của tổ chuyên môn và Hội đồng khoa học. Tập các SKKN tiêu biểu theo môn học. - Lập sổ theo dõi các SKKN đã phổ biến hàng năm để nắm bắt kịp thời, chính xác tính hiệu quả của SKKN khi ứng dụng. C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN - Căn cứ vào kế hoạch của Phòng giáo dục và đào tạo, ban giám hiệu nhà trường chủ động xây dựng kế hoach, phát động phong trào thi đua viết SKKN tới 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường. - Triển khai quán triệt kế hoạch của PGD&ĐT tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường để hoạt động này thực sự có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. - Thành lập Hội đồng khoa học, sáng kiến cấp trường để chấm, xét duyệt và công nhận SKKN cấp trường. - Kiểm tra, đôn đốc, giúp đỡ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nghiên cứu đề tài sáng kiến kinh nghiệm. - Lựa chọn các đề tài SKKN được đánh giá cao, mối tổ, nhóm, chuyên môn tổ chức phổ biến ít nhất 1 đề tài SKKN/ năm học. - Lưu trữ SKKN của cán bộ, giáo viên, nhân viên tại nhà trường để tham khảo. Trên đây là kế hoạch công tác sáng kiến kinh nghiệm của trường mầm non Tuy Lai B năm học 2022 - 2023 nhà trường đề nghị các đồng chí cán bộ, giáo viên, nhân viên, thực hiện nghiêm túc kế hoạch để công tác SKKN thực sự có hiệu quả nhằm góp phần thúc đẩy chất lượng đội ngũ, nâng cao chất lượng toàn diện trong nhà trường, đáp ứng nhiệm vụ và mục tiêu giáo dục của nhà trường./. Nơi nhận: - CB, GV, NV;( đê T/h) - Lưu: VT. P. HIỆU TRƯỞNG Bùi Thị Hiền Tập tin đính kèm Tải về